Mục lục
I. Thực trạng hoạt động cấp cứu
Tính cần thiết
Xuất phát từ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, bệnh nhân đến nhập viện nằm trong số 3 tình trạng sau:
Nguy kịch (khẩn cấp) (critical): bệnh nhân có bệnh lý, tổn thương, rối loạn đe dọa tính mạng, nguy cơ tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp cấp cứu ngay. Các bệnh nhân nguy kịch cần được tập trung cấp cứu ngay, có thể phải huy động thêm cả các nhân viên khác cùng đến tham gia cấp cứu.
Cấp cứu (emergency): bệnh nhân có bệnh lý, tổn thương, rối loạn có thể tiến triển nặng lên nếu không được can thiệp điều trị nhanh chóng. Các bệnh nhân cấp cứu cần được tập trung cấp cứu nhanh chóng và theo dõi sát sao, bệnh nhân cần được đặt trong tầm mắt cảnh giới theo dõi của nhân viên y tế.
Không cấp cứu: bệnh nhân có các bệnh lý, tổn thương, rối loạn mà ít có khả năng tiến triển nặng, đe dọa tính mạng. Các bệnh nhân không cấp cứu có thể chờ để khám lần lượt sau khi các bệnh nhân nguy kịch/cấp cứu đã được tiếp nhận và tạm ổn định.

Đặc điểm nhóm bệnh lý
Khi nhập viện có thể chia hai nhóm bệnh: bệnh nội khoa hay bệnh ngoại khoa:
- Các bệnh lý cấp cứu nội khoa sẽ được bác sĩ tại mỗi khoa xử trí điều trị cấp cứu ngay tại khoa.
- Cấp cứu ngoại khoa cần có tính khẩn cấp hơn và can thiệp nhiều khoa khi có các tổn thương ảnh hưởng hô hấp tuần hoàn, mạch máu, thần kinh.
II. Mục đích và yêu cầu của hệ thống báo động đỏ nội viện
Mục đích triển khai báo động đỏ (Code Blue)
- Quy trình báo động đỏ là sáng kiến trong lĩnh vực y tế, giúp đưa nhiều bệnh nhân ra khỏi tình trạng nguy kịch và cứu sống họ. Quy trình này đã tạo mối liên kết giữa nhiều bệnh viện hiệu quả, hợp lý và khoa học.
- Báo động đỏ bệnh viện là mức độ báo động cao nhất trong cấp cứu, cho phép huy động mọi nguồn lực tốt nhất của bệnh viện để có thể cấp cứu trong thời gian ngắn nhất với mục đích cuối cùng là cứu sống bệnh nhân, đưa họ thoát khỏi tình trạng nguy kịch.
- Đối với quy trình cấp cứu truyền thống, các bước khi tiến hành một cuộc phẫu thuật sẽ luôn đi từ “khám bệnh, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chuẩn bị phòng mổ, sau đó mới đến bước phẫu thuật’’ quy trình này vô tình cướp mất sự sống của rất nhiều bệnh nhân nặng. Do vậy “Quy trình báo động đỏ bệnh viện’’ra đời là bước ngoặt trong cấp cứu, làm tăng khả năng sống cho những bệnh nhân nguy kịch.

Yêu cầu thực hiện
- Có xây dựng bộ máy tổ chức báo động đỏ.
- Có xây dựng quy trình hoạt động hệ thống báo động đỏ.
- Phương châm làm việc : sẵn sàng- khẩn trương – đồng bộ

+ Sẵn sàng: Bộ phận trong hệ thống luôn sẵng sàng đáp ứng với kích hoạt báo động đỏ nội viện tại chỗ hay chuyển đến (cấp cứu 115 hay từ tuyến dưới).
+ Khẩn trương: Các thành viên trong báo động đỏ cần có mặt đúng thời gian, đúng nơi quy định. Chẩn đoán và xử trí có thể bỏ qua một số khâu cấp cứu thông thường cho phép (như hội chẩn, xét nghiệm máu, xquang, siêu âm…). Phòng mổ phải được chuẩn bị sẵn sàng trong vòng 30 phút kể từ khi có báo động đỏ kích hoạt.
+ Đồng bộ: Các bộ phận liên quan trong hệ thống phải có mặt: bộ phận chỉ đạo – bộ phận chuyên môn – bộ phận hậu cần. Cần thiết huy động các thành viên ngoài hệ thống và các chuyên gia.
III. Tiêu chuẩn kích hoạt báo động đỏ và thành phần tham gia
Tiêu chuẩn báo động đỏ nội viện
Quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt khi có đủ 2 điều kiện sau đây:
- Người bệnh nhập viện trong tình trang nguy kịch hoặc đang điều trị nội trú đột ngột rơi vào tình trạng nguy kịch.
- Cần phải can thiệp phẫu thuật/ thủ thuật khẩn cấp (trong khả năng của bệnh viện có thể giải quyết được) như: đa chấn thương do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông; những trường hợp vết thương xuyên thấu cổ, ngực, bụng; vết thương mạch máu lớn…
- Quy trình báo động đỏ sẽ được khởi phát ngay khi người bệnh có các dấu hiệu sau:
- Bị vết thương xuyên thấu hoặc chấn thương vùng cổ, ngực, bụng, lưng và có kèm các một trong các dấu hiệu sau:
- Người bệnh trong tình trạng sốc nặng.
- Huyết động vẫn chưa ổn định sau 2 liều bolus dung dịch đại phân tử liều 20ml/kg.
- Phải truyền máu để duy trì sinh hiệu.
- Suy hô hấp phải đặt nội khí quản.
Thành phần và trách nghiệm của từng thành viên
Các khoa phòng có liên quan:
- Hồi sức cấp cứu
- Gây mê hồi sức
- Khoa hồi sức tích cực và chống độc
- Các khoa LS
- Khoa Xét nghiệm và ngân hàng máu
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Phòng Kế hoạch tổng hợp

Nhiệm vụ cụ thể:
Bác sĩ, Điều dưỡng tại khoa Hồi sức cấp cứu:
- Đánh giá, phân loại tình trạng người bệnh, triển khai việc cấp cứu người bệnh.
- Phân công công việc cho các thành viên trong khoa và đảm bảo cấp cứu:
- BS/ĐD đảm bảo tuần hoàn.
- Gây mê đảm bảo đường thở, thực hiện các thủ thuật liên quan.
- ĐD lập đường truyền tĩnh mạch, gắn monitor, thực hiện y lệnh thuốc…
- Thủ tục hành chính: giải thích cho người nhà người bệnh, cam kết mổ.
- Khi người bệnh đủ tiêu chuẩn “báo động đỏ”, bác sĩ hoặc điều dưỡng nơi khoa cấp cứu sẽ thực hiện việc kích hoạt báo động đỏ.
Phẫu thuật viên:
Các BS phẫu thuật viên, Chuyên gia các lãnh vực có liên quan đến bệnh cảnh của người bệnh, phối hợp giải quyết tùy trường hợp.
Bác sĩ gây mê:
- Quản lý đường thở: bóp bóng qua mask hay qua nội khí quản, đặt nội khí quản, làm sạch đường thở, lấy dị vật…
- Hỗ trợ các thủ thuật như: đặt đường TM, lấy máu XN, sốc điện…
- Chuẩn bị các phương tiện cần thiết để tiến hành cuộc mổ.
Bác sĩ Nội khoa:
- Hỗ trợ về mặt chuyên môn khi cần
BS khoa Chẩn đoán hình ảnh:
Chuẩn bị các phương tiện máy móc, dụng cụ để hỗ trợ cho đội khi cần thiết:
- X-quang tại giường
- Siêu âm tại giường
Nhân viên tại phòng mổ cấp cứu:
Chuẩn bị trong vòng 15 phút kể từ khi được nghe lệnh báo động đỏ.
- Chuẩn bị phòng mổ, bàn mổ sẵn sàng.
- Chuẩn bị máy gây mê.
- Chuẩn bị thuốc và các dụng cụ khác cần thiết cho cuộc mổ.
Xét nghiệm và Ngân hàng máu:
- Làm các xét nghiệm khẩn cấp và sẵn sàng máu cùng nhóm (hoặc máu nhóm O) trong vòng 20 phút, bỏ qua giai đoạn crossmatch.
- Cử người hỗ trợ trực tiếp cho đội báo động đỏ.
Phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc Trưởng trực:
- Có nhiệm vụ hỗ trợ trong việc điều phối
IV. Xây dựng hệ thống báo động đỏ nội viện
Tính năng hệ thống
- Điều quan trọng đầu tiên của hệ thống báo động đỏ là hoạt động ổn định
- Hệ thống báo động phải hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào hệ thống khác như đường truyền internet, wifi
- Khi nút báo động đỏ được kích hoạt tại nơi khởi phát, ngay lập tức các trạm nhận sẽ phát còi đèn và hiển thị vị trí kích hoạt báo động đỏ
- Tính năng nâng cao: đồng thời nhắn tin sms đến các số điện thoại trực báo động đỏ

Sơ đồ hệ thống

Tham khảo bài viết: Quy Trình Báo Động Đỏ Liên Viện – Sở Y Tế HCM