Bơm tiêm điện là gì? Cách sử dụng bơm tiêm điện

Bơm tiêm điện là gì?

  • Là thiết bị sử dụng để bơm tiêm liên tục với tốc độ rất chậm trong thời gian dài cài đặt trước, để duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu người bệnh
  • Được sử dụng cùng với các loại ống tiêm thông dụng có thể tích 10, 20, 30 và 50ml
  • Với mỗi loại ống tiêm sẽ có chế độ tiêm phù hợp, ví dụ ống tiêm 50ml thì tốc độ tối đa cho phép là 1,500 ml/giờ
  • Bơm tiêm có hệ thống an toàn duy trì nguồn điện ngay cả khi mất điện
Bơm tiêm điện Syrin Z4000
Bơm tiêm điện Syrin Z4000

Cách sử dụng bơm tiêm điện

Nguyên tắc sử dụng bơm tiêm điện

  • Pha thuốc theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ
  • Cần dán nhãn trực tiếp lên bơm tiêm ghi rõ: tên thuốc, liều dùng, tốc độ, giờ bắt đầu, giờ kết thúc.
  • Điều chỉnh thông số và chạy thử ổn định sau đó mới lắp vào người bệnh nhân.
  • Trong quá trình bơm cần kiểm tra thường xuyên sự hoạt động liên tục của bơm, tránh tình trạng tắc nghẽn đường truyền và khớp nối.
  • Đảm bảo nguồn điện liên tục, và có pin dự phòng
  • Theo dõi tình trạng đáp ứng thuốc, thông báo kịp thời cho bác sĩ điều chỉnh liều lượng, tốc độ kịp thời.
Điều chỉnh và chạy thử ổn định sau đó mới lắp vào người bệnh
Điều chỉnh và chạy thử ổn định sau đó mới lắp vào người bệnh

Quy trình thực hành sử dụng bơm tiêm điện

TT Các bước thực hiện Lý do
1 Nhận định sự hợp tác của người bệnh, vị trí truyền dịch, tình trạng NB
Thông báo cho người bệnh về thủ thuật
Phòng sai sót
2 Chuẩn bị điều dưỡng:
Trang phục, vệ sinh tay, đi găng
Hạn chế nhiễm khuẩn chéo
3 Chuẩn bị dụng cụ: Bơm tiêm điện , kim tiêm, dây tiêm, dịch pha, dung dịch sát khuẩn, găng Dụng cụ đủ, phù hợp
4 Nối nguồn vào máy: ấn phím ON/OFF Cấp điện, khởi động máy
5 Lắp bơm tiêm vào máy, lấy bơm biêm đã có thuốc
Nâng kẹp giữ thân bơm tiêm lên
Bóp và di chuyển kẹp giữ đuôi pitong
Hạ kẹp giữ thân bơm tiêm xuống
Gắn bơm tiêm vào máy
Gắn kẹp với đuổi pittong
6 Ấn nút SET Vào chương trình cài đặt chế độ hoạt động máy
7 Ấn các phím mũi tên Cài vận tốc tiêm
8 Ấn phím “Bolus” trong khi ấn giữ phím “Total Vol” Để đuổi khí từ bơm tiêm đến đầu mũi kim tiêm
9 Nối dây tiêm vào đường truyền của người bệnh
10 Ấn phím START/STOP Bật/tắt bắt đầu bơm thuốc
11 Theo dõi trong khi tiêm: cảm giác của người bệnh, mạch, Huyết áp,lượng dịch còn lại, và lượng dịch đã chảy xuống máy, cảnh báo của máy An toàn cho bệnh nhân khi tiêm
12 Kết thúc tiêm: bấm phím START/STOP
Nâng kẹp giữ thân bơm tiêm lên
Ấn phím ON/OFF
13 Rút kim, sát khuẩn
14 Thu dọn dụng cụ, phân loại rác, lau thân máy, tháo găng và vệ sinh tay
15 Ghi hồ sơ chăm sóc:
Ghi ngày – giờ thực hiện, tên dịch, liều lượng và những diễn biến của người bệnh xảy ra trong và sau khi tiêm
Lưu thông tin
Luôn theo dõi người bệnh trong khi tiêm
Luôn theo dõi người bệnh trong khi tiêm

Cách bảo quản bơm tiêm điện

  • Vệ sinh máy sau khi tiêm cho bệnh nhân, bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Bảo quản máy trong điều kiện thoáng mát và khô ráo
  • Khi có hỏng hóc hay sự cố, liên hệ ngay đơn vị cung cấp để được sửa chữa

0988.325.358

error: Content is protected !!