Máy truyền dịch tự động là gì?
- Máy truyền dịch tự động hay còn gọi là bơm truyền dịch, là máy sử dụng để tiêm truyền liên tục với tốc độ được kiểm soát cài đặt trước
- Để cung cấp vào cơ thể các thuốc, chất lỏng, chất dinh dưỡng, máu hoặc hóa chất điều trị
- Bơm truyền dịch thường được sử dụng phổ biến trong bệnh viện, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh non, các đơn vị điều trị tích cực và chăm sóc đặc biệt
Cách sử dụng máy truyền dịch
Những nguyên tắc khi sử dụng máy
- Nhỏ giọt vi mô 60 giọt/ml, nhỏ giọt vĩ mô 15-20 giọt/ml
- Xác định tốc độ truyền dịch = Tổng số dịch truyền x giọt/ml = số giọt/phút
- Theo dõi tốc độ dịch truyền và vị trí truyền để phát hiện những biến chứng
- Không được phép điều chỉnh hay lắp đặt trong lúc đã kết nối với người bệnh
- Sử dụng đồng hồ để kiểm tra tốc độ dịch truyền
- Phải đảm bảo nguồn điện liên tục và nên luôn có pin dự phòng
- Kiểm tra đường truyền, các khớp nối tránh tình trạng gập hay tắc nghẽn đường truyền
- Phải theo dõi sát tình trạng đáp ứng thuốc để điều chỉnh liều lượng, tốc độ kịp thời.
- Đánh giá tình trạng của máy khi có chuông báo
Quy trình thực hiện kỹ thuật sửa dụng máy truyền dịch
TT | Các bước thực hiện truyền dịch | Lý do |
1 | Nhận định sự hợp tác của người bệnh, vị trí truyền dịch, tình trạng bệnh nhân Thực hiện 5 đúng Thông báo cho người bệnh về thủ thuật Hướng dẫn vệ sinh trước khi truyền ( nếu cần) |
Phòng sai sót NB hiểu, yên tâm hợp tác |
2 | Chuẩn bị điều dưỡng: Trang phục, vệ sinh tay, đi găng | |
3 | Chuẩn bị máy truyền dịch, dịch truyền: Nối dây nguồn vào máy Cắm dây nối đầu dò nhỏ giọt vào máy Ấn phím bật/tắt (ON/OFF) Kiểm tra dịch truyền, 5 đúng |
Cấp điện, khởi động máy |
4 | Chuẩn bị đường truyền: xé túi đựng dây truyền, điều chỉnh khóa về phía dưới ( gần kim), cắm dây truyền vào chai dịch, đuôi khí | Chuẩn bị dịch truyền, đảm bảo không có khí trong hệ thống dây truyền dịch |
5 | Mở cửa của thân máy, nhấn cần kẹp ống phía dưới cửa, mở kẹp ra cho đến khi nghe tiếng click | Gắn bộ dây truyền dịch vào thân máy |
6 | Lắp đầu dò nhỏ giọt vào vị trí 2/3 trên của bầu nhỏ giọt | Để xác định số giọt dịch truyền/ml |
7 | Ấn phím mũi tên “Lên/Xuống” | Để máy xác nhận và lựa chọn đúng bộ dịch truyền được sử dụng |
8 | Ấn phím “Select” phím mũi tên “Lên/Xuống” | Cài đặt tốc độ truyền dịch |
9 | Ấn phím “Select” phím mũi tên “Lên” | Cài đặt giới hạn thể tích truyền dịch |
10 | Nhấn PURGE để hiển thị PURGE nhả ra rồi nhấn lại | Để thực hiện bơm nhanh, tống hết bọt khí ra khỏi đường truyền dịch ( nếu có) |
11 | Đưa kim của bộ truyền dịch vào tĩnh mạch người bệnh ( thực hiện truyền dịch) hoặc thay vào đường truyền đã có | Để nối máy truyền với người bệnh |
12 | Ấn phím START | Để bắt đầu truyền dịch |
13 | Thường xuyên theo dõi NB trong khi truyền dịch: Lượng dịch còn lại trong chai và lượng dịch đã chảy xuống máy, báo động của máy ( đường truyền không thông, có bọt khí…); các triệu chứng bất thường hoặc NB khó chịu, rét run, khó thở… Xử lý những bất thường ( nếu có)… |
An toàn cho NB khi truyền dịch |
14 | Khi sử dụng xong, ấn phím STOP, ấn phím ON/OFF | Ngừng truyền dịch, tắt máy |
15 | Thu dọn dụng cụ, phân loại chất thải. Lau chùi máy bằng khăn mềm | KSNK Bảo quản máy sau khi dùng |
16 | Ghi hồ sơ chăm sóc: Ghi ngày – giờ thực hiện, tên dịch, tốc độ, thời gian ( thuốc, liều lượng, hàm lượng nếu có) Diễn biến của người bệnh xảy ra trong và sau khi truyền |
Để đảm bảo việc chăm sóc được liên hệ và tiện lợi |
Máy báo động và cách xử lý
Tình trạng báo động bơm truyền dịch | Cách xử lý |
Đèn AIR nháy đỏ, kèm chuông báo: |
|
Đèn OCCLUTION nháy, kèm chuông báo: |
|
Đèn FLOW ERR nháy đỏ kèm chuông báo: |
|
Đèn EMPTY nháy đỏ, kèm chuông báo: |
|
Đèn COMPLETION nháy vàng, kèm chuông báo: |
|
Đèn DOOR nháy đỏ, kèm chuông báo: |
|
Đèn BATTERY nháy, kèm chuông báo: |
|
Cách bảo quản máy truyền dịch
- Vệ sinh máy sau khi sử dụng bằng khăn mềm thấm nước, hoặc dung dịch sát khuẩn
- Bảo trì và kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động của máy
- Bảo quản máy trong điều kiện khô ráo, thoáng mát